Kỹ thuật xử lý và chăm sóc vải thiều ra quả trên thân cây - Vải Sớm Phúc Hòa
Manage episode 348662964 series 3422441
1. Tuổi cây: Nên áp dụng đối với những vườn vải có nhiều năm tuổi (trên 20 năm tuổi). Vì cây vải nhiều năm tuổi sinh trưởng, phát triển yếu, các đợt lộc ra không đều, thường xuyên xảy ra mất mùa; hoặc tỷ lệ ra hoa, đậu quả ít, ra quả từng vế, ra quả cách năm, quả nhỏ, lá nhiều, ít quả trên chùm, mẫu mã quả xấu, khó chăm sóc, giá trị sản phẩm không cao, năng suất thấp…
2. Các biện pháp kỹ thuật cần thiết
* Cắt tỉa: đây là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng, thường thực hiện làm 2 đợt chính.
- Đợt 1: Ngay sau khi thu hoạch vải thiều xong, tiến hành cắt tỉa cành tạo tán; Đối với cây vải năm đầu tiên áp dụng cho ra quả trên thân thì tiến hành cắt thưa loại bỏ cành hư, cành vô hiệu, cắt đầu nhánh đã cho thu hoạch quả, tạo thông thoáng có ánh nắng chiếu vào mầm lộc trên thân để tán lá trong thân quang hợp, không nên đốn sâu ngay năm đầu. Đối với các cây đã áp dụng ra quả trên thân từ năm trước thì tiến hành cắt tỉa thưa bớt các cành đã cho thu hoạch tạo sự thoáng đãng cho cây và cho các mầm lộc mới sinh trưởng đều trên thân.
- Đợt 2: Sau khi cây ra đủ 2 lần lộc, cây khỏe có thể 3 lần lộc vào tháng 10, 11, thời điểm này tiến hành cắt tỉa những cành tăm, nhỏ và kém phát triển ở thân cây để lại những trồi lộc mập tạo điều kiện cho việc phân hóa ra hoa trên thân và khả năng đậu quả đạt kết quả cao, thuận tiện cho việc chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu, bệnh và thu hoạch được thực hiện dễ dàng hơn.
* Khoanh cành: là biện pháp kỹ thuật không cho vải ra lộc vào vụ Đông, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa, nhiệt độ ấm áp…
- Về dụng cụ để khoanh cành: dùng lưỡi cưa ngắn hoặc liềm chấu tự chế, (hoặc đồ chuyên dùng) để tiến hành khoanh, khi khanh cần lưu ý khoanh đều hết phần vỏ cây đến phần gỗ trắng của thân cây thì thôi, khoanh tạo thành hình tròn quanh thân. Tùy vào tuổi của cây và sự sinh trưởng và phát triển của cây để tiến hành khoanh sao cho phù hợp (khoanh rộng vành hơn đối với các cây khỏe và mịn hơn đối với các cây yếu).
- Về thời gian tiến hành khoanh: Từ 25/11 đến 10/12 và khi khoanh phải quan sát lá và sự sinh trưởng và phát triển của từng cây để tiến hành khoanh cho phù hợp.
* Bón phân: Việc bón phân được tiến hành thành 3 - 4 đợt tùy vào khả năng sinh trưởng và phát triển của cây:
+ Đợt 1: Bón thúc lộc, Cây vải thiều sau khi cho thu hoạch quả đã mất đi một lượng dinh dưỡng khá cao tập trung vào nuôi quả vải. Bởi vậy sau khi thực hiện việc tỉa cành, tạo tán xong, cần bón phân cho cây để bù đắp lượng dinh dưỡng cây đã nuôi hoa, quả, bảo đảm cho cây vải có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất (sinh trưởng được 2-3 đợt lộc thành thục trước khi khoanh cành).
Kỹ thuật bón phân cho cây vải: dùng cuốc tạo rãnh vùng quanh tán cây vải. Rãnh rộng từ 15 – 20 cm, sâu khoảng 10-15 cm. Sau đó rắc phân vào và lấp rãnh lại, bảo đảm cho phân bón phát huy hiệu quả cao nhất. Phân bón cho cây vải thời kỳ này, dùng các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao hoặc phân đơn đạm – lân – kali (Hàm lượng phân đạm bón cho cây ở thời kỳ này bằng 50% tổng lượng đạm bón cho cây trong suốt quá trình chăm sóc, tương tự lượng kali bằng 13% và phân lân bằng 20%). Tùy từng độ tuổi của cây vải và năng suất quả vừa thu hoạch để quyết định lượng phân bón hợp lý. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại phân chuồng đã qua xử lý bằng chế phẩm sinh học (ủ mục) để bón cho cây vải, giúp cho đất tơi xốp và cây vải sinh trưởng, phát triển tốt.
--- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message10 episoade